Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Một trong những điểm đáng chú ý của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 là tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm các hành vi như yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp; kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa; phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa… cũng bị nghiêm cấm.
Luật Hợp tác xã năm 2023 cũng có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã năm 2023 có nhiều nội dung mới về nhóm quy định: Bản chất hợp tác xã, phát triển thành viên hợp tác xã; mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho hợp tác xã phát triển; nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã; tổ hợp tác và tổ chức đại diện; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể.
Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 chương và 86 điều. Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng cho đến khi được Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước.
Một trong những nguyên tắc cốt lõi của luật là bảo đảm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; bảo đảm an ninh nguồn nước để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý./.
Chiều 11/10, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV; đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, các học viện, trường CAND; Công an các địa phương tại các điểm cầu.
Dự tại điểm cầu Công an tỉnh Yên Bái có đồng chí Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự là những đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật, là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong xã hội, đồng thời góp phần giáo dục và hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần, trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của mọi công dân.
Thời gian qua, việc áp dụng quy định của 3 bộ luật đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm ban hành, thực tiễn triển khai thi hành và áp dụng Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như tồn tại, hạn chế cần phải được nhận diện đầy đủ và khắc phục kịp thời để đáp ứng ngày một tốt hơn công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới.
Tại hội nghị, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã trình bày báo cáo tóm tắt sơ kết 5 năm thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Theo đó, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã góp phần đưa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng, chống tội phạm vào cuộc sống. Các đạo luật được triển khai thi hành đồng thời, song song với công tác xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhờ đó các quy định của luật đã phát huy được tác dụng và áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Việc triển khai thi hành các đạo luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong suốt quá trình tố tụng, đảm bảo các hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.
Đồng thời, tạo những cơ chế để cơ quan điều tra hoạt động theo hướng tinh, gọn, mạnh, đảm bảo sự tập trung, chuyên sâu, gắn với loại tội phạm cụ thể; cơ quan điều tra có điều kiện tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp trong điều tra. Mô hình tổ chức của cơ quan điều tra có sự kế thừa, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Sự phân công, phối hợp giữa các cấp, đơn vị trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm rõ ràng, minh bạch; hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự có sự gắn kết chặt chẽ. Nhờ có sự hỗ trợ của hoạt động trinh sát, kỹ thuật đã tạo thuận lợi cho việc tiến hành điều tra, khám phá các chuyên án, vụ án lớn. Đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra không ngừng nâng cao số lượng chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác.
3 bộ luật cũng đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu, rõ ràng cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm; điều tra, xử lý đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xử lý tội phạm có nhiều chuyển biến tích cực.
Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra với viện kiểm sát và tòa án các cấp cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất cho công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra của viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về cơ bản là phù hợp, có những đóng góp tích cực vào kết quả điều tra, xử lý tội phạm bảo đảm mục đích cũng như nguyên tắc tố tụng.
Tại hội nghị, cùng với các kết quả đã đạt được, các đại biểu đã cùng nhau làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong một số quy định của 3 bộ luật do không còn phù hợp với thực tiễn; những khó khăn, vướng mắc do những quy định của luật chưa quy định cụ thể, không rõ ràng nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành hoặc quy định chi tiết; những bất cập do các luật chưa có quy định để điều chỉnh đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; các bất cập do các quy định của luật còn mâu thuẫn, chưa thống nhất; những khó khăn vướng mắc và tồn tại, hạn chế trong triển khai thi hành và áp dụng pháp luật. Đồng thời các đại biểu cũng đã cùng nhau đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể nhằm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng, triển khai thi hành và áp dụng pháp luật trên thực tiễn.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Lương Tam Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương kết quả của Công an các đơn vị, địa phương, trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ngoài CAND trong thực hiện các đạo luật. Bộ trưởng Lương Tam Quang mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, ủng hộ, tạo điều kiện của các cơ quan trên mặt trận phòng, chống tội phạm nói riêng, các mặt đảm bảo an ninh trật tự nói chung trong thời gian tới.
Từ kết quả sơ kết 5 năm thực tiễn thi hành 3 đạo luật, nhất là những khó khăn vướng mắc và diễn biến tình hình tội phạm trong những năm gần đây, trọng tâm là sự gia tăng của nhiều loại tội phạm mới phi truyền thống, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo đó, thống nhất cao sự cần thiết, tính cấp bách sửa đổi, bổ sung 3 đạo luật, sớm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc do các quy định của các luật. Đây là yếu tố căn cơ nhất góp phần phòng ngừa, kiềm chế, kéo giảm bền vững sự gia tăng của tội phạm, nâng cao hiệu quả điều tra xử lý tội phạm, củng cố vững chắc môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, tạo động lực mới cho phát triển đất nước. Ngay sau hội nghị này, Bộ Công an sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về kết quả hội nghị, sơ kết báo cáo toàn diện, đầy đủ những khó khăn vướng mắc do các quy định của luật dẫn đến cản trở, làm giảm hiệu quả của công tác điều tra xử lý tội phạm. Đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương tổng kết, sửa đổi, bổ sung 3 đạo luật trình Quốc hội ngay trong năm 2025 kể cả theo cơ chế 1 luật sửa nhiều luật theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cần tập trung phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn mục tiêu cao nhất là hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các vấn đề chưa rõ phát hiện qua sơ kết, ưu tiên các vấn đề thực tiễn đòi hỏi thường xuyên. Rà soát cụ thể các vấn đề cần có hướng dẫn ngay để trao đổi phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc liên ngành tư pháp Trung ương, các bộ, ngành có liên quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng hoặc quy định chi tiết các luật. Đặc biệt là nghị quyết của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự và các thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng quy trình tố tụng hình sự. Xác định lộ trình cụ thể, kịp thời báo cáo vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền, phấn đấu hoàn thành hướng dẫn đối với toàn diện các vấn đề đã chỉ ra qua sơ kết trong năm 2025.
Bộ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục phát hiện những khó khăn, vướng mắc và tồn tại hạn chế trong triển khai thi hành áp dụng các quy định của 3 đạo luật qua thực tiễn công tác, kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ bổ sung kết quả sơ kết và phục vụ tổng kết sửa đổi, bổ sung các đạo luật khi có chương trình. Cùng với sơ kết những quy định đã có, cần đặc biệt lưu ý bảo đảm tính dự báo trong đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhất là các hành vi, các vấn đề hình sự mới xuất phát từ trí tuệ nhân tạo, phát triển số, phát triển xanh; khẩn trương thu nhận thông tin, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế có liên quan và thực tiễn ở Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp hoàn thiện pháp luật hình sự.
Tiếp tục rà soát đánh giá việc thực hiện Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự nhất là những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, bảo đảm cao nhất chất lượng sửa đổi bổ sung khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền…
Bộ trưởng Lương Tam Quang cũng đề nghị tâp trung xây dựng lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đến năm 2025, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2030, toàn lực lượng tiến lên hiện đại đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hoàn thiện và thực thi pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, cơ quan điều tra hình sự đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh tội phạm trong tình hình mới.
Bộ luật Dân sự được coi là bộ luật gốc, bộ luật nền tảng nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự. Vậy Bộ luật Dân sự nào đang được áp dụng hiện nay?
Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2024), Bộ luật Dân sự mới nhất đang có hiệu lực áp dụng là Bộ luật Dân sự 2015, có số hiệu 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Về cấu trúc, Bộ luật này có 6 Phần, 27 Chương và 689 Điều – là Bộ luật dài nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.