Concept Thần Thoại Hy Lạp

Concept Thần Thoại Hy Lạp

Thần thoại Hy Lạp là những truyện thần thoại của người Hy Lạp, bao gồm các truyền thuyết về các vị thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Ban đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu được ẩn giấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa,... hoặc đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.

Thần thoại Hy Lạp là những truyện thần thoại của người Hy Lạp, bao gồm các truyền thuyết về các vị thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Ban đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu được ẩn giấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa,... hoặc đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.

Những lý do nên chọn các mẫu tượng thần Hy Lạp - La Mã để trang trí không gian

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ. Các vị thần trong thần thoại Hy lạp, La Mã nó độ phổ biến lên tới phạm vi toàn cầu. Do vậy sở hữu một bức tượng hay một bộ tượng các vị thần Hy Lạp, La Mã sẽ tạo ra được những giá trị rất riêng biệt mà không có bất cứ hình thức trang trí, văn hoá nào mang lại sự tương đồng.

Các mẫu tượng thần Hy Lạp, La Mã trong lịch sử phần lớn được chế tác trong thời kỳ Phục Hưng. Nghệ thuật trong thời kỳ này đóng góp vào nền văn minh nhân loại những tác phẩm lớn trong lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Phong cách nghệ thuật đặc trưng này đã có sức cho đến tận hôm nay. Tượng điêu khắc của thời kỳ này thường tập trung vào nét đẹp hình thể của con người. Những tác phẩm đều cho thấy khát khao vươn tới cái hoàn hảo toàn mỹ của nghệ sĩ và con người Hy Lạp đương thời. Mọi chi tiết trong tác phẩm đều được chú ý mài dũa để tạo ra những đường cong tự nhiên nhất ảnh hưởng đến nghệ thuật khắp thế giới. Do vậy, những mẫu tượng này luôn mang những điểm nhấn nghệ thuật cao, thổi hồn vào không gian những phong cách Châu Âu, Phục Hưng cổ xưa. Mà phong cách này luôn tạo được sự ấn tượng với hầu hết mọi người, mang nhiều giá trị tồn đọng mãi mãi với thời gian.

Các mẫu tượng thần Hy Lạp ngày nay hầu hết được tạo dựng và phát triển bám sát theo những bức tượng gốc nổi tiếng ngày xưa. Những bức tượng này đều đạt tỷ lệ cực chuẩn về hình khối và tỷ lệ. Cùng với đó là những đường nét hoa văn, kết cấu được làm cực đẹp, sắc nét, góp phần mang lại giá trị thẩm mỹ cực cao.

Thời gian để hoàn thiện một pho tượng thần thoại Hy Lạp, La Mã

Tùy vào kích thước và chất liệu của từng pho tượng. Đối với tượng thần thoại Hy Lạp, La Mã làm trên chất liệu thạch cao, composite thường sẽ hoàn thiện từ 5 - 7 ngày, đối với các pho tượng cỡ lớn hoặc số lượng nhiều thời gian có thể tới 15 ngày. Riêng những pho từ 2m trở lên thời gian hoàn thiện có thể lên tới 2 tháng.

Đối với tượng xi măng thường thì là những công trình đúc tượng lớn từ 1m5 trở lên thì thời gian thi công thường mất từ 1 tháng trở lên.

=> Có thể bạn quan tâm: +50 tượng trang trí sân vườn được ưa chuộng nhất hiện nay

Thần Zeus: còn gọi là thần Sấm Sét, là thần trị vì các vị thần và là thần của bầu trời cũng như sấm và sét trong thần thoại Hy Lạp

+ Nhữ thần Hera: Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hera là chị và cũng là vợ chính của thần tối cao Zeus. Nữ thần Hera có biểu tượng là con công, con bò trắng và đôi khi là con chim cu. Loại quả tượng trưng là quả táo và quả lựu.

+ Thần Poseidon: là một trong 12 vị thần ngự trị trên đỉnh Olympia trong Thần thoại Hy Lạp, là vị thần cai quản biển cả, và “người rung chuyển Trái Đất”, điều khiển các trận động đất, gây ra bởi các thần mã của Poseidon. Poseidon được miêu tả với hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi với mái tóc xoăn và bộ râu bạc.

Người Hy Lạp có tin vào các vị thần của họ không?

Đối với người Hy Lạp, thần thoại phản ánh một phần lịch sử của họ; một số người từng nghi ngờ về sự thật của câu chuyện Chiến tranh thành Troia trong tác phẩm Iliad và Odyssey. Người Hy Lạp đã sử dụng thần thoại để giải thích các hiện tượng tự nhiên, các sự khác biệt về văn hóa, các mối quan hệ thù địch và bằng hữu truyền thống. Sẽ là một niềm tự hào đối với họ nếu có thể truy ra tổ tiên của một người nào đó chính là một anh hùng hay vị thần huyền thọai.

Mặt khác, các triết gia như Xenophanes đã từng bắt đầu cho rằng các câu chuyện của các thi sĩ là các lời dối trá báng bổ vào thế kỷ thứ 6 TCN; dòng suy nghĩ này được biểu lộ chung chung trong các tác phẩm Nền Cộng hòa (Republic) và Luật pháp (Laws) của Platon. Thẳng thắn hơn, tác gia bi kịch Euripides trong thế kỷ thứ 5 TCN thường đùa nghịch với các phong tục truyền thống cũ, chế giễu chúng và thông qua tiếng nói của các nhân vật mà đưa ra sự nghi ngờ. Trong các trường hợp khác, Euripides có vẻ như hướng đến việc chỉ trích hành vi của các vị thần.

Các thi sĩ, đặc biệt trong thời kỳ Đế quốc La Mã về sau, thường phóng tác các câu chuyện về các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp theo cái cách mà làm cho chúng không còn phản ánh các tín ngưỡng thật sự lúc ban đầu. Nhiều phiên bản thông dụng của các thần thoại Hy Lạp mà chúng ta có hôm nay thật ra lại có từ các câu chuyện kể hư cấu lại chứ không phải từ các câu truyện thần thoại thật sự lúc ban đầu.

Tính hoài nghi của thời kỳ Thượng Cổ đã trở nên rõ rệt hơn dưới thời kỳ của nền văn minh Hellen. Táo bạo hơn nữa, nhà thần thoại học Euhemerus cho là các câu truyện thần thoại chỉ là một trí nhớ mơ hồ về các hành động tàn ác của các vị vua xưa. Mặc dù các tác phẩm của Euhemerus đã bị mất, những lời giải thích tương tự như của nhà thần thoại học này có thể đọc được trong các taç phẩm của Diodorus Siculus.

Tìm hiểu về văn lý (hermeneutics) của thần thoại trở nên phổ thông trong thời kỳ Đế quốc La Mã vì các nguyên lý khắc kỷ (stoicism) và hưởng lạc (epicureanism) trong triết học, cũng như một lối nhìn thực dụng của người La Mã. Học giả Marcus Terentius Varro đã tổng kết truyền thuyết của hơn một thế kỷ bằng cách phân chia các vị thần Hy Lạp thành 3 loại:

Các vị thần của tự nhiên: các dạng nhân cách hóa của các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lửa...

Các vị thần của các nhà thơ: được sáng tạo bởi các thi sĩ một cách không đắn đo để gây ra các xúc cảm mạnh

Các vị thần bảo vệ một khu vực: được sáng tạo bởi các nhà lãnh đạo khôn ngoan vuốt ve, xoa dịu cũng như để giảng dạy quần chúng tại khu vực của họ.

De Natura Deorum của Cicero giải thích rõ về lối nhìn này.

Một khía cạnh ít ngờ tới của cách nhìn duy lí là xu hướng phổ biến trong việc dung hợp các thần Hy Lạp và phi Hy Lạp thành các dạng thần thánh mới mà gần như khó còn nhận ra được. Cụ thể chẳng hạn nếu Apollo, Serapis, Sabazios, Dionysus và Mithras đều thực sự là Helios, thì sao không kết hợp tất cả họ lại thành một vị thần duy nhất Deus Sol Invictus, với những nghi lễ và thuộc tính tổng hợp? Bộ thánh ca Orpheus và Saturnalia của Macrobius từ thế kỷ thứ 2 còn sót lại là sản phẩm của lối tư duy này.

Tuy Apollo trong tôn giáo có thể coi như Helios hay thậm chí Dionysus, văn chương kể về vị thần này ít khi phản ánh điều đó. Thần thoại theo văn chương truyền thống thường ít gắn kết với thực tế tôn giáo.