Thị Trường Nhà Ở Mỹ 2022 Mới Nhất

Thị Trường Nhà Ở Mỹ 2022 Mới Nhất

Nửa đầu năm 2022, thị trường nhà ở Hoa Kỳ chứng kiến giá nhà tiếp tục tăng mặc dù lãi suất thế chấp và nguồn cung nhà ở tăng. Các con số này phản ánh một thị trường nhà ở sôi động, phát triển mạnh mẽ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các dự đoán về thị trường nhà ở cho năm 2022 và 2023. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi mà những người mua nhà và nhà đầu tư luôn quan tâm: Liệu thị trường nhà ở có “sụp” trong năm nay? Nếu không phải năm nay, khi nào thị trường lại “chạm đáy”? Theo các chuyên gia của chúng tôi, thị trường nhà ở tại Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong những năm tới!

Nửa đầu năm 2022, thị trường nhà ở Hoa Kỳ chứng kiến giá nhà tiếp tục tăng mặc dù lãi suất thế chấp và nguồn cung nhà ở tăng. Các con số này phản ánh một thị trường nhà ở sôi động, phát triển mạnh mẽ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các dự đoán về thị trường nhà ở cho năm 2022 và 2023. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi mà những người mua nhà và nhà đầu tư luôn quan tâm: Liệu thị trường nhà ở có “sụp” trong năm nay? Nếu không phải năm nay, khi nào thị trường lại “chạm đáy”? Theo các chuyên gia của chúng tôi, thị trường nhà ở tại Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong những năm tới!

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn mua nhà ở Mỹ tại CUSTOM INVEST

Custom Invest là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư định cư và bất động sản với hệ thống văn phòng tại Việt Nam & Hoa Kỳ. Chúng tôi hỗ trợ toàn diện & chuyên nghiệp cho các gia đình tại Việt Nam mong muốn mở rộng lợi thế ra toàn cầu. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, sản phẩm đầu tư an toàn, hiệu quả cao nhất.

Khách hàng cần hỗ trợ hoặc tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua hotline 090 6536966. Hoặc ghé thăm trực tiếp tại VP: Tầng 19, tòa nhà Saigon Trade Center, số 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.

Dưới đây là những dự đoán hàng đầu về thị trường nhà ở Hoa Kỳ cho năm nay

Theo khảo sát triển vọng nhà ở hàng quý do Freddie Mac thực hiện. Kể từ khi bắt đầu xảy ra dịch bệnh, niềm tin của thị trường đã đạt mức thấp nhất vào quý 2 năm 2022. Ngoài ra, do tác động của lạm phát ngày càng tăng lên giá sinh hoạt, người dân, đặc biệt là những người đang đi thuê nhà phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thanh toán nhà ở và các chi phí liên quan. Cụ thể:

Phân tích hồi quy của Freddie Mac chỉ ra rằng tỷ lệ thế chấp tăng 1% làm giảm mức tăng giá nhà khoảng 4% điểm (ví dụ: chuyển từ mức tăng giá nhà 11% một năm lên 7%). Ngược lại, các nhà phân tích tại J.P. Morgan kỳ vọng con số này vào khoảng 6%.

Doanh nghiệp được chính phủ tài trợ dự báo rằng cứ tỷ lệ thế chấp tăng 1%, doanh số bán nhà sẽ giảm khoảng 5% và tốc độ tăng giá sẽ chậm lại từ 4%-6%.

Du học nghề Mỹ nên chọn ngành nào?

Khi du học nghề Mỹ, bạn cần có những kiến thức cần thiết trước khi quyết định ngành nghề mà mình sẽ theo đuổi cũng như nghề nghiệp tương lai mình định hướng.

Đây là quyết định quan trọng của du học sinh khi đến với chương trình du học nghề Mỹ. Vì vậy, hãy cân nhắc những ngành nghề mang lại cơ hội nghề nghiệp cao cũng như có khả năng phát triển tốt sau khi tốt nghiệp. Một số ngành nghề phổ biến du học sinh thường lựa chọn như sau:

Nhu cầu du lịch và ẩm thực ở nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung mỗi ngày một tăng và là dấu hiệu rộng mở cho cánh cửa việc làm trong tương lai của ngành nghề này.

Chính vì nhu cầu thiết yếu này trong lĩnh vực du lịch sẽ đòi hỏi số lượng nhân sự và lực lượng lao động ngày càng lớn bên cạnh mức lương vô cùng hấp dẫn và đãi ngộ cạnh tranh cho lực lượng lao động trẻ. Mỹ vốn là một trong những nước có nền ẩm thực được chứng thực về những tiêu chuẩn hàng đầu về nhà hàng, vì vậy, đây chính là nơi lý tưởng để bạn bắt đầu cho việc học nghề bếp của mình.

Thế giới càng phát triển và tư duy con người khi đổi mới thì đây là một trong những ngành nghề trở thành thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại.

Những nghề thường thấy trong lĩnh vực này như: thẩm mỹ, chăm sóc da, chăm sóc móng tay, tóc, thư giãn cơ thể,… ngày càng được coi trọng vì đây chính là những hoạt động thư giãn thiết thực và hiệu quả sau thời gian làm việc mệt mỏi của mỗi người. Vì chính những nhu cầu đó, sự đòi hỏi về nhân sự trong ngành này ngày càng nhiều và mức lương của nhóm ngành nghề này khá cao so với mặt bằng lương chung của xã hội.

Những quy định về pháp luật cần lưu ý khi muốn mua nhà ở Mỹ “không phải ai cũng biết”

Việc mua nhà ở Mỹ đối với người nước ngoài cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng. Các mức thuế, phí được áp dụng sẽ có sự khác biệt giữa công dân Mỹ & nước ngoài. Có những loại thuế người nước ngoài buộc phải chi trả. Bên cạnh đó, cũng có những ngoại lệ có thể được áp dụng để làm giảm tiền thuế phải nộp. Điển hình như, trong hầu hết các trường hợp, người nộp thuế từ việc bán bất động sản sẽ được hoàn một khoản thuế lớn.

Nguyên nhân vì khoản thuế khấu lưu được tính dựa trên giá bán ban đầu. Nhưng lợi nhuận chịu thuế được tính bằng cách trừ đi các khoản giảm trừ từ giá bán. Do đó, thuế khấu trừ thường cao hơn thuế thu nhập thực tế phải trả khi bán. Nên sau khi người nước ngoài khai thuế tại cơ quan thuế, họ sẽ được hoàn lại khoản đóng dư.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thuế thường sẽ rất lâu. Có thể rơi vào năm sau năm bán bất động sản. Trong một số trường hợp nhất định. FIRPTA sẽ không được áp dụng đối với giá bán dưới $300.000. Hoặc sẽ được áp dụng với một mức thuế suất 10% so với mức 15% ban đầu. Quy định này đối với giá nhà bán dao động từ $300.000 đến dưới $1.000.000.

Ngoài ra, người nước ngoài có thể làm đơn xin miễn trừ thuế khấu lưu theo mẫu 8288-B. Đơn được nộp cho Sở thuế vụ (IRS) trước ngày bán để được cấp giấy chứng nhận miễn trừ.

Trên đây, là những tư vấn của Custom Invest về luật mua nhà ở Mỹ hiện nay. Hy vọng rằng, bạn đã nắm bắt được các quy định pháp luật về bất động sản tại Mỹ.

Nhà ở Mỹ thuộc tài sản hay tiêu sản?

Ông Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “RICH DAD, POOR DAD” định nghĩa một cách dễ hiểu: “Tài sản là những gì bỏ tiền vào túi bạn” và “Tiêu sản là những gì lấy tiền ra khỏi túi bạn”.

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân/tập thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Còn tiêu sản được hiểu là những thứ mà bạn phải bỏ tiền ra để mua và sở hữu. Ngược lại với tài sản, sau khi mua, tiêu sản sẽ bắt đầu giảm dần giá trị. Không những vậy chúng còn có thể làm giảm thu nhập của bạn sau một thời gian sử dụng.

Nhà ở Mỹ thường được chia thành 4 loại: nhà di động, nhà chung cư, nhà liên kết và biệt thự đơn lập. Tuy nhiên, cách phân chia nhà ở không xác định đây có phải tài sản hay không. Mà tùy theo mục đích sử dụng, nhà ở sẽ được xem là tiêu sản hoặc tài sản.

Để nhà ở không biến thành tiêu sản, người sở hữu nhà ở cần tận dụng mọi cơ hội để gia tăng giá trị tài sản cho ngôi nhà hơn là việc ưu tiên sử dụng cho cá nhân.

Tổng quan thị trường nhà ở Hòa Kỳ trong thời điểm hiện tại

Thị trường nhà ở Hoa Kỳ ngày nay đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với một thập kỷ trước. Ngành công nghiệp nhà ở đã bùng nổ vào năm ngoái, với mức tăng đáng kể nhất về giá trị cho thuê và giá bán nhà ở một gia đình (single-family house), tỷ lệ tịch thu nhà ở mức thấp trong lịch sử và số lượng nhà được giao dịch cao nhất trong 15 năm qua, đạt 6,9 triệu trong cả năm. Giá nhà trên toàn quốc đã tăng 33% trong hai năm trước.

Thị trường nhà ở Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi lãi suất vay thấp kỷ lục vào năm 2020 và 2021 và nguồn cung nhà ở hạn chế do tiến độ xây dựng không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Xu hướng nhân khẩu học theo độ tuổi đặc biệt thuận lợi cũng là động lực thúc đẩy nguồn cầu thị trường nhà ở Hoa Kỳ hiện nay.

Theo Freddie Mac, hiện có nhiều hơn 18% số người từ 25 đến 34 tuổi so với năm 2006. Con số này thể hiện sự gia tăng 6,6 triệu người sẽ trở thành chủ nhà lần đầu tiên, từ 39,5 triệu năm 2006 lên 46,1 triệu hiện nay. Bên cạnh sự gia tăng của những người mua nhà lần đầu, số lượng người cho thuê có thu nhập cao đủ khả năng mua và thuộc độ tuổi người mua nhà lần đầu tiên cũng đang tăng lên.

Trong năm 2006, các tiêu chí cho vay đã được nới lỏng đáng kể kèm với việc thiếu hiệu quả trong quy trình kiểm tra để xác định xem liệu người đi vay có khả năng hoàn trả khoản vay của họ hay không. Ngày nay, các yêu cầu này đã ngày càng nghiêm ngặt hơn, điều này làm giảm rủi ro cho cả người cho vay và người đi vay.

Người dân Mỹ ở tất cả các bang đang lao đao vì lượng nhà ở sẵn có không đáp ứng đủ. Trong thập kỷ qua, tình trạng xây dựng kéo dài, chậm trễ và nhóm người thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 đến năm 1996) đổ vào thị trường mua nhà đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về cung và cầu nhà ở. Mặc dù thực tế là tỷ lệ thế chấp đang tăng chóng mặt, thị trường nhà ở sẽ không sớm nguội lạnh.