Tiêm Hpv 2 Mũi Có Thai Được Không

Tiêm Hpv 2 Mũi Có Thai Được Không

HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay và tiêm vắc-xin là cách hiệu quả để chủ động phòng bệnh. Đối với những người từ 15-45 tuổi, vắc-xin HPV cần 3 mũi riêng biệt trong khi từ 9-14 tuổi, chỉ cần tiêm 2 mũi. Do đó, sự khác biệt này sẽ đặt ra thắc mắc “chỉ tiêm 2 mũi hpv có được không”.

HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay và tiêm vắc-xin là cách hiệu quả để chủ động phòng bệnh. Đối với những người từ 15-45 tuổi, vắc-xin HPV cần 3 mũi riêng biệt trong khi từ 9-14 tuổi, chỉ cần tiêm 2 mũi. Do đó, sự khác biệt này sẽ đặt ra thắc mắc “chỉ tiêm 2 mũi hpv có được không”.

Thuốc chủng ngừa ung thư HPV: Hai liều tiêm HPV 2 mũi có tốt bằng 3 liều không?

Lộ trình tiêm vắc-xin HPV là ba liều trong hầu hết các đối tượng là người lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là các thanh thiếu niên phải hoàn thành cả ba liều trước khi bắt đầu có hoạt động tình dục - và tiếp xúc với một loại vi rút cuối cùng có thể biến thành ung thư cổ tử cung hoặc ung thư hậu môn sinh dục.

Trong khi đó, khi bắt đầu việc tiêm phòng sớm hơn, trước tuổi 15, đối tượng chỉ cần phải tiêm 2 mũi nhưng vẫn đạt được hiệu quả bảo vệ toàn diện. Chính lợi ích này cũng đã đặt ra một ý kiến ​​rất hay từ quan điểm sức khỏe cộng đồng cho sự tuân thủ, chi phí - mọi thứ đều được đơn giản hóa.

Để củng cố nhận định này, các thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện trên các cá nhân tiêm HPV 2 mũi so với ba mũi. Trong đó, có hai nghiên cứu đã được công bố và có một số dữ liệu quan sát từ những người không hoàn thành ba liều nhưng đã từng có tiêm một hoặc hai liều và cho thấy thu nhận rất nhiều hiệu quả. Vì vậy, WHO và các tổ chức y tế của các nước đã đưa ra khuyến cáo, đối với các bé gái từ 9 đến 11 tuổi đáp ứng tốt với vắc xin thì chỉ cần tiêm hai liều là đủ.

Tóm lại, hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến vi rút u nhú ở người (HPV), một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Việc chủng ngừa rộng rãi với vắc-xin HPV có thể làm giảm tác động của ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư sinh dục khác do HPV gây ra. Với những bằng chứng thu thập được, thay vì lo lắng “tiêm HPV 2 mũi có tác dụng không”, cha mẹ có con trước tuổi thành niên cần đưa con đi tiêm ngừa sớm. Tại thời điểm này, trẻ chỉ cần tiêm HPV 2 mũi nhưng vẫn đạt hiệu quả tương đương người tiêm 3 mũi, hoặc thậm chí là đạt hiệu quả hơn, khi trẻ chưa từng tiếp xúc với virus.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở nước ta. Đáng buồn là số lượng nữ giới mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao ở mức độ đáng báo động và tiêm HPV là giải pháp ngăn ngừa bệnh lý này hữu hiệu nhất. Vậy độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu.

Nam hay nữ 30 tuổi đều nên tiêm HPV càng sớm càng tốt để ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm đạo,...

Nếu bạn đã 30 tuổi thậm chí ngoài 30 tuổi thì vẫn có thể tiêm phòng HPV được nhưng hiệu quả sẽ không cao được như độ tuổi khuyến cáo.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV chính là từ 9 - 26 tuổi, và khoảng thời gian lý tưởng nhất là từ 11 - 12 tuổi. Đây là khoảng thời gian vắc xin hoạt động tốt nhất và mang lại hiệu quả ngừa bệnh cao.

Dựa theo các báo cáo từ WHO, phụ nữ từ 35 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Chính vì vậy, việc tiêm HPV chưa bao giờ quá muộn. Đây là cách để phòng ngừa bệnh do virus HPV gây ra cho cả nam và nữ.

Các loại vắc xin HPV thường được sử dụng?

Hiện tại, tại Việt Nam có hai loại vắc xin phòng ngừa HPV được sử dụng, bao gồm Gardasil 4 (Mỹ), Gardasil 9 (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Các loại vắc xin này có những điểm khác biệt quan trọng về số lượng chủng virus HPV mà chúng có khả năng phòng ngừa, nhóm đối tượng tiêm, lịch tiêm, và hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV.

Xuất xứ: Vắc xin Cervarix được sản xuất bởi GlaxoSmithKline tại Bỉ.

Chủng virus HPV phòng ngừa: Vắc xin Cervarix bảo vệ trước 2 chủng virus HPV gây u nhú ở người là 16 và 18. Được áp dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 25 để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Lịch tiêm: Gồm 3 mũi tiêm, với mũi 1 tiêm vào ngày đầu, mũi 2 sau 1 tháng, và mũi 3 sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.

Tác dụng: Vắc xin này giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Lưu ý về lịch tiêm: Vắc xin Cervarix có thể được điều chỉnh lịch tiêm mũi thứ 2 từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi đầu tiên và mũi thứ 3 từ 5 đến 12 tháng sau mũi đầu tiên, nếu cần thiết. Hiện tại, chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại sau lịch tiêm ban đầu.

Cách sử dụng: Vắc xin Cervarix được tiêm bắp vào vùng cơ delta.

Xuất xứ: Vắc xin Gardasil 4 sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme tại Mỹ.

Chủng virus HPV phòng ngừa: Gardasil 4 bảo vệ cơ thể trước 4 chủng virus HPV gây u nhú ở người là 6, 11, 16 và 18. Nó được phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn.

Lịch tiêm HPV: Gồm 3 mũi tiêm, với mũi 1 tiêm vào ngày đầu tiên, mũi 2 sau 2 tháng và mũi 3 sau ít nhất 4 tháng kể từ mũi 2.

Tác dụng: Vắc xin Gardasil 4 giúp phòng ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Lịch tiêm linh động: Nếu không thể tiêm đúng lịch, có thể áp dụng lịch tiêm nhanh dành cho đối tượng từ 15 tuổi, với mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cách sử dụng: Vắc xin Gardasil 4 được tiêm bắp vào vùng cơ delta cánh tay hoặc vào vùng trước bên của phía trên đùi.

Xuất xứ: Vắc xin Gardasil 9 sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme tại Mỹ.

Chủng virus HPV phòng ngừa: Gardasil 9 bảo vệ cơ thể trước 9 chủng HPV phổ biến nhất: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Nó được phê chuẩn sử dụng cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi.

Lịch tiêm HPV: Gồm 2 hoặc 3 mũi tiêm tùy thuộc vào độ tuổi:

Tác dụng: Vắc xin Gardasil 9 giúp phòng ngừa nhiều các loại ung thư tương tự như Gardasil 4 nhưng được mở rộng để có thể bảo vệ cơ thể trước nhiều chủng của virus HPV hơn.

Lịch tiêm linh động: Nếu không thể tiêm đúng lịch, có thể áp dụng lịch tiêm nhanh cho đối tượng từ 15 tuổi, với mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cách sử dụng: Vắc xin Gardasil 9 được tiêm bắp vào vùng cơ delta cánh tay hoặc vào vùng trước bên của phía trên đùi.

Lưu ý rằng, lựa chọn giữa hai loại vắc xin này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân, độ tuổi và khuyến nghị của chuyên gia y tế.

Tiêm vắc xin ngừa HPV là biện pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy tiêm vắc xin ngừa HPV được thực hiện ở độ tuổi nào?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ tuổi lý tưởng nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV là từ 9 đến 26 tuổi. Hiệu quả của vắc xin HPV tăng cao khi trẻ được tiêm đúng độ tuổi và tiêm sớm. Sau khi hoàn thành lịch tiêm vắc xin HPV, khả năng miễn dịch có thể bảo vệ cơ thể trong khoảng thời gian lên đến 30 năm.

Đối với nam và nữ giới trên 26 tuổi đã có quan hệ tình dục, vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm vắc xin trong trường hợp này không cao như ở độ tuổi khuyến cáo ban đầu. Việc tiêm vắc xin ở độ tuổi trên 26 có thể giúp bảo vệ khỏi một số chủng HPV, nhưng không đảm bảo mức độ bảo vệ tối đa mà bạn có thể đạt được nếu tiêm ở độ tuổi thích hợp ban đầu.