Tôi không thể đặt được lịch hẹn xin visa đoàn tụ Đức vì lịch hẹn đã bị khóa hết rồi. Đúng vậy, Đại sứ quán Đức đã khóa toàn bộ lịch hẹn xin visa dài hạn và phải viết thư cho Đại sứ quán Đức để thuyết phục họ cho mình xin một lịch hẹn cụ thể khi đã có đầy đủ thủ tục giấy tờ. Do lượng người Việt Nam sống và định cư ở Đức khá nhiều nên nhu cầu đoàn tụ gia đình ngày càng nhiều Hiện nay chúng tôi tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin visa đoàn tụ Đức bị từ chối vì khá nhiều lý do từ phía người được mời và từ người mời cũng có rất nhiều. Để xử lý hồ sơ visa đoàn tụ Đức trung bình mất khoảng 2-3 tháng thậm chí dài hơn tùy hồ sơ. Đại sứ quán Đức ngày càng siết chặt và đòi hỏi khắt khe các thủ tục giấy tờ cho dạng đoàn tụ nhằm giúp các đương đơn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Đức ngay khi sang. Nhằm hạn chế lượng kết hôn giả với người Đức để sang bên đó, Đại sứ quán Đức ngoài việc xét duyệt dựa trên hồ sơ bạn sẽ có buổi phỏng vấn trực tiếp với nhân viên lãnh sự để thuyết phục họ cho bạn sang đoàn tụ với người thân hay nhằm làm rõ một số vấn đề mà Đại sứ quán Đức muốn biết. Bạn muốn biết hồ sơ của mình đã đủ điều kiện để xin visa dài hạn chưa, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đánh giá và tư vần hồ sơ miễn phí trước khi nộp vào Đại sứ quán.
Tôi không thể đặt được lịch hẹn xin visa đoàn tụ Đức vì lịch hẹn đã bị khóa hết rồi. Đúng vậy, Đại sứ quán Đức đã khóa toàn bộ lịch hẹn xin visa dài hạn và phải viết thư cho Đại sứ quán Đức để thuyết phục họ cho mình xin một lịch hẹn cụ thể khi đã có đầy đủ thủ tục giấy tờ. Do lượng người Việt Nam sống và định cư ở Đức khá nhiều nên nhu cầu đoàn tụ gia đình ngày càng nhiều Hiện nay chúng tôi tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin visa đoàn tụ Đức bị từ chối vì khá nhiều lý do từ phía người được mời và từ người mời cũng có rất nhiều. Để xử lý hồ sơ visa đoàn tụ Đức trung bình mất khoảng 2-3 tháng thậm chí dài hơn tùy hồ sơ. Đại sứ quán Đức ngày càng siết chặt và đòi hỏi khắt khe các thủ tục giấy tờ cho dạng đoàn tụ nhằm giúp các đương đơn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Đức ngay khi sang. Nhằm hạn chế lượng kết hôn giả với người Đức để sang bên đó, Đại sứ quán Đức ngoài việc xét duyệt dựa trên hồ sơ bạn sẽ có buổi phỏng vấn trực tiếp với nhân viên lãnh sự để thuyết phục họ cho bạn sang đoàn tụ với người thân hay nhằm làm rõ một số vấn đề mà Đại sứ quán Đức muốn biết. Bạn muốn biết hồ sơ của mình đã đủ điều kiện để xin visa dài hạn chưa, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đánh giá và tư vần hồ sơ miễn phí trước khi nộp vào Đại sứ quán.
Visa đoàn tụ ở Đức hiện nay đang là một nhu cầu rất lớn đối với nhiều người Việt khi số lượng người Việt ở Đức đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là với các bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp tại các trường ở Đức và tiếp tục ở lại sinh sống, làm việc. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Visa đoàn tụ ở Đức và cùng xem nguyên nhân vì sao có rất nhiều người đã trượt loại Visa này nhé.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các bạn có thể đặt lịch hẹn để xin visa. Thường thời gian hẹn phải chờ vài tuần nên nếu tự tin, các bạn cũng có thể đặt lịch hẹn trước và chuẩn bị hồ sơ song song. Để đặt lịch hẹn các bạn vào trang của LSQ hoặc ĐSQ:
– Nếu bạn sống từ Huế trở ra Bắc, thì bạn đặt lịch tại ĐSQ Hà Nội theo link dưới đây: https://vietnam.diplo.de/vn-vi/service/05-VisaEinreise/terminvergabe-rechts-2/1243068,
– Nếu bạn sống từ Đà Nẵng trở vào Nam, thì bạn đặt lịch tại LSQ theo link này: https://vietnam.diplo.de/vn-vi/service/05-VisaEinreise/terminvergabe-rechts-hcmc/1243070,
Ngày phỏng vấn visa đoàn tụ ở Đức, bạn nên đến sớm khoảng 10-15 phút. Và hãy chuẩn bị tinh thần vui vẻ thoải mái nhất nhé!
Trước hết bạn sẽ phải qua cửa bảo vệ, ở đây bạn sẽ phải trình hộ chiếu và tờ xác nhận lịch hẹn, nên nhớ in ra mang theo nhé. Sau đó bạn sẽ qua cửa scan đồ và vào trong ngồi đợt một lúc. Khi đến lượt bạn sẽ được mang hồ sơ qua bàn xét duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ không có vấn đề gì thêm thì bạn sẽ ngồi đợi một lúc chờ đến lượt phỏng vấn của mình. Bạn cứ tự tin và chân thật thì sẽ ổn thôi. Sau đây là một số câu hỏi mà phỏng vấn viên có thể sẽ đưa ra, các bạn có thể tham khảo:
– Họ tên, ngày tháng năm sinh của vợ/chồng bạn?
– Hai bạn kết hôn với nhau khi nào, ở đâu?
– Hai bạn quen nhau bao lâu rồi, quen ở đâu, ai giới thiệu?
– Vợ/chồng bạn hiện đang sống ở đâu, làm gì, lương bao nhiêu?
– Hai bạn có gặp nhau thường xuyên không, từ khi quen tới giờ gặp bao nhiêu lần?
– Lần cuối cùng gần đây nhất hai bạn gặp nhau là ở đâu?
– Hai bạn thường liên lạc với nhau bằng cách nào?
– Bạn (ở Việt Nam) đang làm gì, thu nhập từ đâu ra?
– Vợ/chồng bạn (ở Đức) có gửi tiền về cho bạn không, gửi bao nhiêu mỗi tháng?
– Hai bạn có từng đi du lịch với nhau không, đi ở đâu?
Ngoài ra cũng có trường hợp họ hỏi vào những câu hỏi riêng tư hơn hoặc xoáy sâu hơn vào mối quan hệ nếu nghi ngờ. Cho nên các bạn cũng nên lật lại ký ức mấy cái mốc quan trọng của hai người để có gì còn trả lời cho rõ ràng và dứt khoát nhé. Kinh nghiệm của mình là cứ trả lời tự tin dứt khoát, cái nào không nhớ rõ thì nói là không nhớ rõ.
Với các loại visa ngắn hạn khác thường không bị phỏng vấn, nếu hồ sơ tốt Đại sứ quán cấp visa luôn, hồ sơ chưa đủ điều kiện sẽ bị lãnh sứ quán từ chối luôn và sẽ chỉ gọi điến phỏng vấn xin visa Đức nếu hồ sơ của bạn không quá tệ nhưng đang nghi ngờ một số điểm trong hồ sơ của bạn đang bị làm giả như công việc, tài chính, mối quan hệ….Thông qua buổi phỏng vấn này nhân viên lãnh sự sẽ quyết định xem nên cấp visa đoàn tụ cho bạn hay là không. Chính vì vậy hãy cẩn trọng khi đi phỏng vấn, hãy suy nghĩ thật nhanh xem bạn nên trả lời câu hỏi của nhân viên lãnh sự như thế, đừng dừng lại suy nghĩ lâu quá họ sẽ nghĩ bạn đang che dấu điều gì. Hãy tỏ ra tự tin, bình tĩnh và thành thật không cố dấu điều gì cả, bạn sẽ không qua mặt được nhân viên lãnh sự đâu bởi họ được đào tạo dể nhận biết sự nói dối của bạn.
Thị thực đoàn tụ gia đình dành cho các trường hợp cha mẹ, ông bà, con cái và anh chị em muốn về thăm gia đình hoặc người thân của họ ở trong nước. Họ chắc chắn phải đáp ứng các yêu cầu nhất định để đủ điều kiện được cấp thị thực.
Xem thêm: Thủ tục xin Visa thăm thân ở Đức và Tip để thành công
Có, hoàn toàn có thể đưa gia đình bạn sang Đức định cư lâu dài. Để làm điều này, thành viên gia đình hoặc người thân của bạn trước tiên phải xin thị thực ở quốc gia kia. Để có thời gian lưu trú kéo dài sau khi đến Đức, họ cần phải xin giấy phép cư trú.
Mỗi tài liệu này phải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Nếu dịch sang tiếng Đức, đại sứ quán cần công nhận người phiên dịch.
Dưới đây là danh sách các giấy tờ bạn cần trong quá trình xin Visa đoàn tụ ở Đức.
Thủ tục xin visa đoàn tụ Đức bao gồm:
– Hộ chiếu có giá trị phải còn ít nhất hai trang trống, được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây và còn ít nhất là 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh tại Đức.
– Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học ảnh phông trắng 3.5 x 4.5
– Hai bản Đơn xin thị thực dài hạn khai đầy đủ. Đơn các bạn tải tại website của Đại sứ Quán Đức tại Việt Nam.
Ngoài ra còn có các giấy tờ sau, cần chuẩn bị bản gốc và 2 bản photo (bản copy không cần công chứng). Hồ sơ các bạn soạn chia ra bộ gốc riêng, hai bộ photo riêng lẻ (thành 3 bộ), rồi dùng loại kẹp có thể gỡ được để ghim lại cho gọn gàng, sắp xếp theo thứ tự như sau:
– Chứng nhận kết hôn hoặc Đăng ký chung sống đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
Lưu ý: Để hợp pháp hóa các bạn mang bản gốc (không được ép nhựa) hoặc bảng trích lục của đăng ký kết hôn ra chỗ sở ngoại vụ hoặc bộ ngoại giao để chứng nhận lãnh sự. Sau đó mang đi dịch rồi mang đến ĐSQ hoặc LSQ để hợp pháp hóa lãnh sự.
– Đối với những hôn nhân trước đó: Bản án ly hôn (đã được hợp pháp hóa lãnh sự)
– Chứng nhận chỗ ở của người vợ, chồng/bạn đời bên Đức (cái này là tờ Anmeldung chỗ ở của người bên Đức, chỉ cần gửi cái bản scan tự in ra là được)
– Photo hộ chiếu và thẻ Aufenthalt (hoặc Blaue Karte nếu có) của vợ/chồng sống ở Đức.
– Bảo hiểm y tế (chỉ nộp sau khi có kết quả, cái này có thể mua bên Đức hoặc mua loại bảo hiểm 90 ngày của công ty bảo hiểm tại Việt Nam).
Hơn nữa, để tạo thêm lòng tin các bạn cũng có thể nộp thêm một số giấy tờ sau nếu có:
– Bảng lương 3 tháng gần nhất của vợ/chồng bên Đức
– Hợp đồng thuê nhà (nếu có thông tin về diện tích nhà ở càng tốt)
– Hợp đồng làm việc của vợ/chồng
– Các giấy tờ liên quan mà bạn nghĩ là sẽ có lợi cho bạn khi họ duyệt hồ sơ