Theo quy định mới của Liên minh châu Âu, những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su…nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này.
Theo quy định mới của Liên minh châu Âu, những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su…nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này.
Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Suy thoái mang những ý nghĩa khác so với Khủng hoảng.
Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.
Theo IMF, Khủng hoảng (Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Suy thoái (Recession), tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.
Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Khủng hoảng là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.
Khi nói đến các nguyên nhân dẫn đến các cuộc suy thoái, nhiều lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích lý do tại sao và làm thế nào nền kinh tế có thể rơi khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và rơi vào tình trạng suy thoái.
Một số nguyên nhân chính được phân tích dựa trên các yếu tố về kinh tế, tài chính, tâm lý, hoặc là sự kết hợp bắc cầu giữa các yếu tố này.
Một số nhà kinh tế khác lại tập trung vào những thay đổi về nền kinh tế, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp.
Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài liên tục do các cuộc khủng hoảng về chính trị có thể làm tăng chi phí trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi một công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho toàn bộ ngành công nghiệp hiện có trở nên lỗi thời, Suy thoái chỉ là một kết quả tất yếu từ những yếu tố này.
Đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 cùng nhiều giới hạn về y tế công cộng là một ví dụ khác về một cú sốc kinh tế có thể dẫn đến suy thoái.
Một số lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến suy thoái từ góc nhìn tài chính.
Khi một nền kinh tế tích lũy nhiều rủi ro tài chính trong những thời kỳ kinh tế đang trong điều kiện tốt đẹp, sự thu hẹp của tín dụng và nguồn cung tiền, một cuộc suy thoái có thể bắt đầu từ đây.
Ngoài ra, từ các cú sốc kinh tế, lạm phát (Inflation) kéo dài không được kiểm soát, nợ quá nhiều, bong bóng tài sản, giảm phát quá nhiều hay những sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái (Recession).
Chu kỳ kinh tế là những biến động của GDP thực tế, diễn ra theo quy trình 3 pha: Suy thoái - Phục hồi - Hưng thịnh. Trong đó, các hoạt động kinh tế sẽ trải qua quá trình biến động lên xuống, lặp lại theo vòng tuần hoàn.
Tuy nhiên, nhiều người lại chỉ quan tâm đến hai pha chính là suy thoái và phục hồi. Khi đó, nền kinh tế đang trong chu kỳ suy thoái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những tổn thất và chi phí khổng lồ.
Suy thoái kinh tế thế giới khi đi qua luôn để lại những tổn hại lớn mà khó có thể quên được. Cùng Zalopay điểm lại những cuộc suy thoái kinh tế thế giới để nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế trong những năm gần đây:
Năm 1929 là thời điểm mà các sàn giao dịch vô cùng nhộn nhịp nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tăng và sản xuất thì giảm trên toàn cầu. Tổng GDP thế giới giảm đến 26% và tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 15,4%.
Năm 1980 xảy ra hai cuộc suy thoái lớn làm rung chuyển nền kinh tế cả thế giới. Sự kiện đầu tiên diễn ra do một phần thay đổi trong chế độ ở Iran và tình trạng giá dầu tăng mạnh. Sự kiện thứ hai bắt đầu từ năm 1981 và kéo dài đến 16 tháng ngay sau khi Cục Dữ Liệu Liên bang tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Tổng GDP giảm xấp xỉ 2,5% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất khoảng 2%.
Cuộc suy thoái toàn cầu năm 2007 - 2009
Suy thoái năm 2007 vẫn là một nỗi ám ảnh tồi tệ nhất kể sau cuộc Đại suy thoái năm 1929. Thời điểm này, bất động sản dường như vỡ trận làm kìm hãm ngành tài chính, tín dụng và thế chấp. Ước tính GDP giảm 4,3% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 4,1%.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ của nền kinh tế thế giới. Tốc độ và độ sâu khác thường của giai đoạn suy thoái bắt đầu từ tháng 4/2020, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh chưa từng thấy kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1933. Lúc này, tổng cầu giảm do người dân chỉ ở nhà thay vì chi tiêu, kéo theo hoạt động kinh doanh giảm sút, GDP của hầu hết các quốc gia cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tính đến năm 2024, tuy có những dấu hiệu tích cực như chuỗi cung ứng dần ổn định và nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, song sự phục hồi kinh tế vẫn diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia. Các vấn đề như lạm phát gia tăng, nợ công chồng chất và bất ổn địa chính trị tiếp tục đe dọa triển vọng tăng trưởng. Thế giới đang hướng tới một trạng thái "bình thường mới", nơi sự linh hoạt và thích ứng là chìa khóa để vượt qua những khó khăn kinh tế còn tồn tại.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến suy thoái kinh tế, về những dấu hiệu, nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng này. Hy vọng qua bài viết trên, Zalopay đã giúp bạn biết suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng như giúp bạn có thêm sự chuẩn bị khi gặp trường hợp này.
Có một vấn đề thú vị khi tìm hiểu về suy thoái kinh tế, đó chính là không phải thị trường toàn cầu đều sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng đi xuống. Mặc dù cung - cầu đều sụt giảm, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ nhưng vẫn có một số ngành nghề khó có thể cắt giảm hoàn toàn. Điều này có thể dễ dàng quan sát sự ổn định của các chỉ số thông qua bảng điện tử giao dịch chứng khoán. Theo đó, các lĩnh vực bạn có thể cân nhắc đầu tư khi diễn ra suy thoái kinh tế như:
Lý do bạn nên đầu tư vào những ngành nghề thiết yếu kể trên, là bởi khi suy thoái kinh tế, nhu cầu con người sẽ giảm thiểu các hạng mục chi tiêu hưởng thụ xa xỉ. Thay vào đó, họ sẽ chỉ tập trung vào các hạng mục cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, đây chính là những gợi ý có thể sinh lời ổn định mà bạn có thể tham khảo nếu muốn đầu tư vào thời điểm suy thoái..
Cuộc suy thoái hay bong bóng dotcom diễn ra trong vòng 8 tháng từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 11 năm 2001 làm giảm GDP 0.3% và gây ra tỷ lệ thất nghiệp là 5.5%.
Trong thời kì này, Fed đã tăng lãi suất cho vay từ 4,75% vào đầu năm 1999 lên 6,5% vào tháng 7 năm 2000.
Cuộc đại suy thoái là một trong những cuộc suy thoái lớn nhất toàn cầu diễn ra trong vòng 18 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, làm giảm GDP 4.3% và tỷ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 9.5%.
Covid-19 bắt đầu lan rộng từ tháng 3 năm 2020 và sau đó dưới nhiều tác động đến nền y tế công cộng, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên…đã làm cho bối cảnh kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái kéo dài.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn ở mức rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt giảm 5,02% và 9,28%.