Tổ Bảo Vệ

Tổ Bảo Vệ

(Bqp.vn) - Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đang được xin ý kiến đóng góp của nhân dân, tại Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77 Hiến pháp năm 1992), ngoài giữ nguyên quy định của Hiến pháp hiện hành “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”, đã bổ sung nội dung: “Việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”. Tuy nhiên, nhiều người dân đến nay vẫn băn khoăn về nội hàm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là đối với quy định “mới” về nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự, trong khi cơ quan chức năng chưa cung cấp nhiều thông tin làm rõ quy định này. Vì vậy qua bài viết, chúng tôi mong giúp bạn đọc hiểu thêm về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là nội dung dự kiến bổ sung “Việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định” trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

(Bqp.vn) - Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đang được xin ý kiến đóng góp của nhân dân, tại Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77 Hiến pháp năm 1992), ngoài giữ nguyên quy định của Hiến pháp hiện hành “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”, đã bổ sung nội dung: “Việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”. Tuy nhiên, nhiều người dân đến nay vẫn băn khoăn về nội hàm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là đối với quy định “mới” về nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự, trong khi cơ quan chức năng chưa cung cấp nhiều thông tin làm rõ quy định này. Vì vậy qua bài viết, chúng tôi mong giúp bạn đọc hiểu thêm về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là nội dung dự kiến bổ sung “Việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định” trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

AWATEN phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị hỗ trợ tài chính vay vốn lãi suất ưu đãi

Thứ 5, 27/07/2023 - 08:14 GMT+7 Lượt xem: 130089

Sáng ngày 26/7, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị chuyên đề về vay vốn ưu đãi do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức thuộc Hội viên của Hội đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường và nước sạch.

VIDEO: AWATEN phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi

Tham dự hội nghị về phía Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm có: Ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Quỹ; Bà Dương Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Quỹ; Ông Phạm Văn Triệu, Phó Giám đốc Quỹ cùng các phòng, ban chức năng thuộc Quỹ.

Về phía Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam có bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Hội; Ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng các phòng, ban của Hội; doanh nghiệp là Hội viên của Hội; Tham gia hội nghị còn có các doanh nghiệp tham dự trực tuyến tại các Văn phòng đại diện của Hội như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Thái Bình.

Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp là Hội viên Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để phát triển. Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam triển khai gói vay ưu đãi với lãi suất 2.6% - 3.6% / năm.

Đối tượng: Tổ Chức, các nhân là chủ đầu tư các dự án bảo vệ môi trường.

Lãi suất vay ưu đãi: 2.6%/ năm hoặc 3.6%/năm; Lãi suất cố định suốt thời gian vay.

Thời gian vay vốn tối đa là 10 năm.

Số tiền vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Hiện tại, mức cho vay không quá 36,6 tỷ đồng đối với một dự án và không quá 73,2 tỷ đồng đối với một chủ đầu tư.

Phương án bảo đảm tiền vay; Bảo lãnh của ngân hàng hoặc Tài sản thế chấp.

Các Tổ chức, các nhân đang hoạt động thuộc các lĩnh vực được vay ưu đãi gồm:

Dự án thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoạch tái sử dụng chất thải gồm: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải), thu gom chất thải rắn (rác thải), thu gom, xử lý nước thải, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải (sản xuất sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; bao gồm: Cho vay đầu tư sản xuất nhựa tái chế từ chất thải nhựa; Đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ tro xỉ thải; Đầu tư sản xuất viên nén nhiên liệu từ chất thải nông nghiệp, lâm nghiệp…)

Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường gồm: Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh và các dịch vụ sản xuất năng lượng sạch.

Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị,  bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: “ Hiện nay Hội có hơn một nghìn Hội viên là cá nhân, tập thể, doanh nghiệp đang hoạt động về lĩnh vực Nước sạch và Môi trường. Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam rất vui mừng khi phối hợp cùng Quỹ triển khai Hội nghị về vốn vay yêu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn và phát triển doanh nghiệp góp phần hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường”.

Qua đó Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam mong rằng Hội sẽ là chỗ dựa cho các doanh nghiệp là Hội viên của Hội để hỗ trợ, tư vấn, cùng với uy tín của Hội để bảo lãnh cho các doanh nghiệp được vay vốn và mong rằng Quỹ mở rộng thêm các đối tượng được hưởng gói vay ưu đãi là doanh nghiệp đang làm các dự án về nước sạch, doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm tái chế tự phân huỷ.

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ mong muốn Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam mở về cơ chế để tạo điều kiện có thể tiếp cận vay gói ưu đãi dễ dàng hơn

Đại diện các doanh nghiệp tham dự  hội nghị cũng đã trao đổi với Quỹ về những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp, đó là về các cơ chế chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; Mong Quỹ mở về cơ chế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận vay gói ưu đãi dễ dàng hơn. Qua đó các doanh nghiệp cũng chân thành cảm ơn Hội đã kết nối với Quỹ để các doanh nghiệp là Hội viên của Hội có thể tiếp cận gói vay ưu đãi này.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đánh giá cao sự phối hợp của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã kết nối các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã tham gia hội nghị hôm nay. Ông Thuận cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp được tiếp cận gói ưu đãi này phải có chủ trương đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được phê duyệt Dự án đầu tư.

Thông qua hội nghị, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã giải đáp được nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay cũng như các điều kiện mà doanh nghiệp có thể vay vốn ưu đãi. Sắp tới, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ phối hợp cùng với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam để mở rộng thêm đối tượng là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường để các đơn vị được tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất thấp, từ đó các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần bảo vệ môi trường “ vì một Việt Nam xanh”.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, được thành lập theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hiện tại: 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022: Tối thiểu 3.000 tỷ đồng.

Nguồn: https://moitruong.net.vn/awaten-phoi-hop-voi-quy-bao-ve-moi-truong-viet-nam-to-chuc-hoi-nghi-ho-tro-tai-chinh-vay-von-lai-suat-uu-dai-63563.html